Đóng

Đề tài

Thông báo đề tài Viện Thú y được phê duyệt thực hiện năm 2022

THÔNG BÁO ĐỀ TÀI VIỆN THÚ Y ĐƯỢC PHÊ DUYỆT THỰC HIỆN NĂM 2022

Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu chế tạo vacxin nhị giá vô hoạt phòng bệnh xuất huyết cho cá rô phi do vi khuẩn Streptococcus agalactiae và Aeromonas hydrophila gây ra.”
Cấp quản lý:  Cấp Bộ
Thời gian thực hiện:    01/2022 – 12/2025
Kinh phí thực hiện:  3.900 triệu đồng
Phương thức khoán chi:  Khoán từng phần

+ Kinh phí khoán: 1.843.266 nghìn đồng

+ Kinh phí không khoán: 2.056.734 nghìn đồng

Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Mục tiêu tổng quát: Chế tạo thành công vacxin nhị giá vô hoạt phòng bệnh cho cá rô phi do vi khuẩn Streptococcus agalactiaeAeromanas hydrophila gây ra.

– Mục tiêu cụ thể:

+ Tuyển chọn được một bộ giống vi khuẩn S.agalactiaeA.hydrophila đại diện, có đặc tính kháng nguyên cao, ổn định, sử dụng để chế tạo vacxin nhị giá phòng bệnh cho cá rô phi.

+ Sản xuất được vacxin nhị giá vô hoạt phòng bệnh cho cá rô phi do vi khuẩn S.agalactiaeA. hydrophila. Vacxin đạt yêu cầu an toàn, có hiệu lực bảo hộ cao (≥ 60%) và được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm, đạt yêu cầu.

+ Xây dựng được quy trình chế tạo, bảo quản, sử dụng và kiểm nghiệm vacxin.

Nội dung chính: 

1. Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn S.agalactiaeA. hydrophila dùng làm giống chế tạo vacxin phòng bệnh cho cá rô phi.

2.Nghiên cứu chế tạo vacxin nhị giá vô hoạt phòng bệnh cho cá rô phi do vi khuẩn S. agalactiaeA. hydrophila gây ra.

3. Nghiên cứu đánh giá đường đưa và liều sử dụng của vacxin bằng các phương pháp khác nhau.

4. Nghiên cứu xây dựng quy trình

– Xây dựng quy trình giữ giống vi khuẩn S. agalactiaeA. hydrophila đảm bảo tính kháng nguyên ổn định.

– Xây dựng quy trình sản xuất vacxin nhị giá vô hoạt công nghệ lên men sục khí.

– Xây dựng quy trình kiểm nghiệm vacxin

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thị Bích Thủy
Thư ký khoa học:  ThS. Lưu Thị Hải Yến
Các thành viên thực hiện chính:

1. TS. Nguyễn Thị Bích Thủy

2. ThS. Lưu Thị Hải Yến

3. PGS.TS. Phùng Quốc Chướng

4. TS. Nguyễn Công Dân

5. TS. Lê Văn Khoa

6. TS. Nguyễn Hữu Nghĩa

7. ThS. Nguyễn Xuân Huyên

8. ThS. Văn Thị Hường

9. ThS. Trần Việt Dũng Kiên

10. BS. Lê Thị Minh Hằng

11. Các nghiên cứu viên, kỹ thuật viên Viện Thú y, CC CNTY, Thủy sản các tỉnh

 

 

Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu thiết lập phản ứng Nested-PCR ứng dụng trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng gây bởi loài Trypanosoma Evansi trên ngựa.”
Cấp quản lý:  Cấp Bộ
Thời gian thực hiện:    01/2022 – 12/2023
Kinh phí thực hiện:  350 triệu đồng
Phương thức khoán chi:  Khoán từng phần

+ Kinh phí khoán: 188,9 triệu đồng

+ Kinh phí không khoán: 161,1 triệu đồng

Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Mục tiêu tổng quát: Thiết lập được phản ứng nested-PCR và ứng dụng thành công trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng gây bởi loài Trypanosoma evansi trên ngựa.

– Mục tiêu cụ thể:

+ Thiết lập được mẫu dương chuẩn (DNA T.evansi)

+ Thiết kế được 02 cặp mồi đặc hiệu chẩn đoán bệnh TMT gây bởi loài T.evansi;

+ Thiết lập quy trình phản ứng nested-PCR và xác định được độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng nPCR;

+ Ứng dụng phản ứng nPCR chẩn đoán thành công bệnh TMT trên ngựa.

Nội dung chính: 

1. Thiết lập mẫu dương chuẩn (DNA T.evansi)

2. Thiết kế 02 cặp mồi đặc hiệu phát hiện T. evansi dùng cho phản ứng nPCR và tối ưu hóa nhiệt độ gắn mồi.

3. Thiết lập quy trình phản ứng nPCR chẩn đoán T. evansi sử dụng DNA T.evansi thiết lập ở nội dung 1 và 2 cặp mồi đặc hiệu thiết kế ở nội dung 2.

4. Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng nPCR

5. Ứng dụng phản ứng nPCR chẩn đoán bệnh TMT trên ngựa.

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Đào Thị Hà Thanh
Thư ký khoa học:  ThS. Dương Như Ngọc
Các thành viên thực hiện chính:

1. TS. Đào Thị Hà Thanh

2. ThS. Dương Như Ngọc

3. ThS. Đỗ Thị Thu Thúy

4. CN. Đoàn Hữu Hoàn

5. TS. Nguyễn Thị Lan Anh

 

 

Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu chế tạo vắc-xin nhị giá vô hoạt phòng bệnh khô thai do Parvovirrus và đóng dấu do vi khuẩn Erysipelothrix rhisiopathiae gây ra ở lợn.”
Cấp quản lý:  Cấp Bộ
Thời gian thực hiện:    01/2022 – 12/2025
Kinh phí thực hiện:  4.700 triệu đồng
Phương thức khoán chi:  Khoán từng phần

+ Kinh phí khoán: 1.303.392 nghìn đồng

+ Kinh phí không khoán: 3.696.608 nghìn đồng

Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu chế tạo thành công vắc-xin kép phòng bệnh khô thai và đóng dấu lợn.

– Mục tiêu cụ thể:

+ Tuyển chọn được 2 chủng vi rút, 1 chủng vi khuẩn có độc lực và tính kháng nguyên mạnh, ổn định để làm giống sản xuất văc-xin phòng bệnh khô thai do Parvovirus và đóng dấu do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra ở lợn. Chủng giống được cơ quan có thẩm quyền thẩm định đạt yêu cầu.

+ Sản xuất thử nghiệm 10.000 liều vắc xin nhị giá vô hoạt phòng bệnh khô thai do Parvovirus và đóng dấu do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae vô trùng, an toàn 100%, hiệu lực bảo hộ ≥ 80%, thời gian bảo hộ ≥ 6 tháng. Vắc xin được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm đạt yêu cầu và cấp phép lưu hành.

+ Xây dựng quy trình giữ giống, sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng bệnh bệnh khô thai do Parvovirus và đóng dấu do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra ở lợn.

Nội dung chính: 

1. Phân lập Parvovirus gây bệnh và phân tích di truyền

2. Tuyển chọn chủng giống gốc cho sản xuất vắc xin

3. Nghiên cứu sản xuất vắc xin qui mô phòng thí nghiệm

4. Xác định một số đặc tính của vắc xin nhị giá, xây dựng các quy trình và hồ sơ liên quan

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Vũ Khắc Hùng
Thư ký khoa học:  ThS. Trịnh Thị Thu Hằng
Các thành viên thực hiện chính:

1. TS. Vũ Khắc Hùng 2. 

2. TS. Đỗ Văn Tấn

3. TS. Đỗ Văn Khiên

4. TS. Đào Hoài Thu

5. ThS. Trịnh Thị Thu Hằng

6. ThS. Nguyễn Thị Thu Giang

7. BS. Nguyễn Thị Kim Huệ

8. BS. Hồ Thị Thanh Phúc

 

 

Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu chế tạo vắc-xin phòng bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra trên vịt.”
Cấp quản lý:  Cấp Bộ
Thời gian thực hiện:    01/2022 – 12/2024
Kinh phí thực hiện:  3.100 triệu đồng
Phương thức khoán chi:  Khoán từng phần

+ Kinh phí khoán: 1.264.505 nghìn đồng

+ Kinh phí không khoán: 1.835.495 nghìn đồng

Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Mục tiêu tổng quát: Sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra trên vịt. Vắc-xin đạt các chỉ tiêu vô trùng, an toàn (100%) và hiệu lực (≥ 80%) trên vịt. Vắc-xin được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm, Cục Thú y cấp phép lưu hành sản phẩm .

– Mục tiêu cụ thể:

+ Tuyển chọn được 2 chủng vi khuẩn Riemerella anatipestifer có độc lực và tính kháng nguyên mạnh, ổn định để làm giống sản xuất vắc-xin phòng bệnh nhiễm trùng huyết trên vịt.

+ Sản xuất 10.000 liều vắc-xin phòng bệnh nhiễm trùng huyết trên vịt. Vắc-xin đạt các chỉ tiêu vô trùng, an toàn (100%), hiệu lực (≥ 80%), độ dài miễn dịch ≥ 4 tháng. Vắc-xin được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm đạt yêu cầu và cấp phép lưu hành.

+ Quy trình giữ giống, quy trình sản xuất, quy trình bảo quản và sử dụng văc-xin phòng bệnh nhiễm trùng huyết trên vịt.

Nội dung chính: 

1. Tuyển chọn chủng vi khuẩn RA để sản xuất vắc-xin phòng bệnh nhiễm trùng huyết trên vịt

2. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vắc-xin phòng bệnh nhiễm trùng huyết

3. Sản xuất vắc-xin quy mô phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm vắc-xin phòng bệnh nhiễm trùng huyết

4. Xây dựng quy trình bảo quản và sử dụng vắc-xin

5. Sản xuất thử nghiệm vắc-xin quy mô công nghiệp

6. Khảo nghiệm vắc-xin trên vịt, đăng ký lưu hành sản phẩm vắc-xin.

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Võ Thành Thìn
Thư ký khoa học:  TS. Lê Đình Hải
Các thành viên thực hiện chính:

1. TS. Võ Thành Thìn

2. TS. Lê Đình Hải

3. TS. Đặng Văn Tuấn

4. ThS. Đào Duy Hưng

5. ThS. Vũ Hữu Trường

6. ThS. Lưu Thị Nguyệt Minh

7. BSTY. Đỗ Thị Thanh Tâm

 

 

Tên nhiệm vụ theo Nghị định thư: “Nghiên cứu dịch tễ học liên quan đến biến đổi khí hậu đối với một số bệnh ký sinh trùng đường máu mới nổi trên động vật nhai lại và ngựa tại miền Bắc Việt Nam”

 

Cấp quản lý: Cấp Nhà nước
Thời gian thực hiện: 03/2022 – 3/2025
Kinh phí thực hiện: 4.300 triệu đồng
Phương thức khoán chi: Khoán từng phần

+ Kinh phí khoán: 2.286.059 nghìn đồng

+ Kinh phí không khoán:

Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Xác định được gen (18S DNA và ITS2) các loài Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theleria spp gây bệnh trên động vật nhai lại (trâu, bò, dê) và ngựa;

+ Đặc điểm dịch tễ học liên quan đến biến đổi khí hậu và bản đồ dịch tễ học của bệnh do Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp và Theleria spp trên động vật nhai lại (trâu, bò, dê) và ngựa;

+ Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh tổng hợp bệnh do các loài Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theleria spp trên động vật nhai lại và ngựa tại miền Bắc, Việt Nam.

 

Nội dung chính:

1. Nội dung 1: Nghiên cứu và triển khai trong nước

a/Nghiên cứu phát hiện các loài ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên trâu, bò, dê và ngựa tại miền Bắc Việt Nam theo phân bố địa lý mùa vụ.

– Nghiên cứu phát hiện các loài ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên trâu, bò, dê và ngựa tại miền Bắc Việt Nam vào mùa xuân.

– Nghiên cứu phát hiện các loài ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên trâu, bò, dê và ngựa tại miền Bắc Việt Nam vào mùa hè.

– Nghiên cứu phát hiện các loài ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên trâu, bò, dê và ngựa tại miền Bắc Việt Nam vào mùa thu.

– Nghiên cứu phát hiện các loài ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên trâu, bò, dê và ngựa tại miền Bắc Việt Nam vào mùa đông.

b/Nghiên cứu phát hiện và định danh hình thái học các loài ký chủ ve, ruồi, mòng truyền bệnh ký sinh trùng đường máu gây bởi Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên trâu, bò, dê và ngựa tại miền Bắc Việt Nam theo phân bố địa lý và mùa vụ.

– Nghiên cứu xác định thành phần các loài ký chủ ve, ruồi, mòng và tần suất xuất hiện của chúng vào mùa xuân

– Nghiên cứu xác định thành phần các loài ký chủ ve, ruồi, mòng và tần suất xuất hiện của chúng vào mùa hè.

– Nghiên cứu xác định thành phần các loài ký chủ ve, ruồi, mòng và tần suất xuất hiện của chúng vào mùa thu.

– Nghiên cứu xác định thành phần các loài ký chủ ve, ruồi, mòng và tần suất xuất hiện của chúng vào mùa đông.

– Nghiên cứu phát hiện các loài ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên các loài ký chủ ve, ruồi, mòng vào mùa xuân.

– Nghiên cứu phát hiện các loài ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên các loài ký chủ ve, ruồi, mòng vào mùa hè.

– Nghiên cứu phát hiện các loài ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên các loài ký chủ ve, ruồi, mòng vào mùa thu.

– Nghiên cứu phát hiện các loài ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên các loài ký chủ ve, ruồi, mòng vào mùa đông.

2. Nội dung 2: Hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài

– Đoàn ra và đoàn vào: phục vụ đào tạo tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

– Nghiên cứu định danh xác định thành phần loài các ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên vật chủ (trâu, bò, dê, ngựa) và các loài ký chủ ve, ruồi, mòng bằng phương pháp sinh học phân tử.

– Mô hình hóa thành bản đồ dịch tễ các đặc điểm dịch tễ học của bệnh ký sinh trùng đường máu gây bởi các loài Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp; phân bố của các loài vật chủ và ký chủ truyền bệnh tại miền Bắc Việt Nam theo phân bố địa lý và mùa vụ.

– Mô hình hóa thành bản đồ dịch tễ học dự báo, dự báo sự dịch chuyển phân bố của bệnh ký sinh trùng đường máu gây bởi các loài Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp dưới điều kiện biến đổi khí hậu tại miền Bắc Việt Nam.

– Viết báo cáo và bài báo quốc tế.

3. Nội dung 3: Hoàn thiện và làm chủ kết quả

– Nghiên cứu định danh xác định thành phần loài các loài ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên vật chủ (trâu, bò, dê, ngựa) và các loài ký chủ ve, ruồi, mòng bằng phương pháp sinh học phân tử.

– Nghiên cứu định danh xác định thành phần loài các loài ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên vật chủ (trâu, bò, dê, ngựa) và các loài ký chủ ve, ruồi, mòng bằng phương pháp giải trình tự gen Sanger, đích vào gen nhân rDNA18S và vùng ITS2.

– Nghiên cứu xác định các yếu tố biến đổi khí hậu và các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến dịch tễ học của từng bệnh ký sinh trùng đường máu gây bởi các loài Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp tại miền Bắc Việt Nam.

– Mô hình hóa thành bản đồ dịch tễ các đặc điểm dịch tễ học của bệnh ký sinh trùng đường máu gây bởi các loài Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp; phân bố của các loài vật chủ và ký chủ truyền bệnh tại miền Bắc Việt Nam theo phân bố địa lý và mùa vụ.

– Mô hình hóa các tác động của biến đổi khí hậu đối với dịch tễ học của các loài ký sinh trùng đường máu Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp ở miền Bắc Việt Nam.

– Mô hình hóa thành bản đồ dịch tễ học dự báo, dự báo sự dịch chuyển phân bố của bệnh ký sinh trùng đường máu gây bởi các loài Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp dưới điều kiện biến đổi khí hậu tại miền Bắc Việt Nam.

– Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng chống bệnh tổng hợp theo hướng dịch tễ học thay đổi liên quan biến đổi khí hậu của từng bệnh ký sinh trùng đường máu gây bởi các loài Trypanosoma spp, Anaplasma spp, Babesia spp, Theileria spp trên động vật nhai lại và ngựa tại miền Bắc Việt Nam.

 

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Đào Thị Hà Thanh;      GS.TS. Robert Farkas
Thư ký khoa học: ThS. Đỗ Thị Thu Thúy
Các thành viên thực hiện chính:

Phía Việt Nam:

1. TS. Đào Thị Hà Thanh

2. TS. Nguyễn Thị Lan Anh

3. ThS. Đỗ Thị Thu Thúy

4. ThS. Dương Như Ngọc

5. ThS. Trương Thị Quý Dương

6. KSCN. Đoàn Hữu Hoàn

7. TS. Nguyễn Thị Giang Thanh

8. ThS. Phạm Ngọc Duấn

Phía đối tác:

1. GS.TS. Robert Farkas

2. GS.TS. Sandor Hornok

3. PGS.TS. Norbert Solymosi

4. ThS. Nora Takacs

07/04/2022