Đóng

Đề tài

Thông báo đề tài Viện Thú y được phê duyệt thực hiện năm 2023

THÔNG BÁO ĐỀ TÀI VIỆN THÚ Y ĐƯỢC PHÊ DUYỆT THỰC HIỆN NĂM 2023

Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu sản xuất vắc-xin tam giá vô hoạt phòng bệnh Tụ huyết trùng, E.Coli và Viêm ruột hoại tử trên gà.”
Cấp quản lý: Cấp Bộ
Thời gian thực hiện: 01/2023 – 12/2025
Kinh phí thực hiện: 3.900 triệu đồng
Phương thức khoán chi: Khoán từng phần

+ Kinh phí khoán: 2332,093 triệu đồng

+ Kinh phí không khoán: 1567,907 triệu đồng

Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu lựa chọn chủng giống vi khuẩn Clostridium perfringens đạt yêu cầu làm giống gốc để sản xuất vắc-xin. Sản xuất thành công vắc-xin tam giá vô hoạt phòng bệnh Tụ huyết trùng, E.Coli và Viêm ruột hoại tử trên gà.

– Mục tiêu cụ thể:

+ 03 chủng giống vi khuẩn Pasteurella multocida, Escherichia coli, Clostridium perfringens được cơ quan có thẩm quyền thẩm định đạt yêu cầu.

+ 5000 liều vắc-xin tam giá vô hoạt phòng bệnh Tụ huyết trùng, E.coli và Viêm ruột hoại tử trên gà.

+ Vắc-xin đạt yêu cầu về các chỉ tiêu quy định đối với vắc xin vô hoạt theo TCVN 8684.

+ Vắc-xin đạt chỉ tiêu hiệu lực ≥ 50% đối với từng thành phần kháng nguyên Pasteurella multocida; ≥ 70% đối với thành phần kháng nguyên Escherichia coli, ≥ 70% đối với thành phần kháng nguyên Clostridium perfringens.

+ Vắc-xin được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm đạt yêu cầu.

+ Quy trình nuôi giữ bảo quản giống vi khuẩn Pasteurella multocida, Escherichia coli, Clostridium perfringens.

+ Quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng vắc-xin tam giá vô hoạt phòng bệnh Tụ huyết trùng-E.Coli-Viêm ruột hoại tử trên gà.

Nội dung chính:

1. Tuyển chọn chủng vi khuẩn Pasteurella multocida, Escherichia coli, Clostridium perfringens để sản xuất vắc-xin tam giá.

2. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vắc-xin tam giá phòng bệnh Tụ huyết trùng-E.coli-Viêm ruột hoại tử trên gà.

3. Sản xuất vắc-xin quy mô phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm vắc-xin tam giá phòng bệnh Tụ huyết trùng – E.coli – Viêm ruột hoại tử trên gà.

4. Xây dựng quy trình bảo quản và sử dụng vắc-xin

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thị Thắm
Thư ký khoa học: ThS. Trần Văn Trung
Các thành viên thực hiện chính:

1. TS. Nguyễn Thị Thắm

2. TS. Nguyễn Đức Tân

3. TS. Trương Thị Trang Như

4. ThS. Trần Văn Trung

5. ThS. Nguyễn Xuân Trường

6. ThS. Đỗ Diệu Hương

7. BSTY. Tăng Mạnh Nhật

8. BSTY. Trần Thị Thu Hà

9. CN. Vũ Thái Thân

10. CN. Phan Tấn Trầm

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh học phân tử của các chủng vi-rút gây bệnh Viêm da nổi cục đang lưu hành tại Việt Nam
Cấp quản lý: Cấp Quốc gia
Thời gian thực hiện: 03/2023 đến 02/2025
Kinh phí thực hiện: 4.920 triệu đồng
Phương thức khoán chi: Khoán từng phần

+ Kinh phí khoán: 2.270 triệu đồng

+ Kinh phí không khoán: 2.650 triệu đồng

Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Mục tiêu tổng quát: Xác định được đặc điểm sinh học, sinh học phân tử của một vi rút gây bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và xác định được sự mẫn cảm của bệnh Viêm da nổi cục với một số thuốc sát trùng dùng trong phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) tại Việt Nam.

– Mục tiêu cụ thể:

+ Phân lập và nhân vi rút gây bệnh VDNC trên tế bào dòng MDBK phù hợp với điều kiện Việt Nam.

+ Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh học phân tử của một số chủng vi rút gây bệnh VDNC phân lập tại Việt Nam.

+ Nghiên cứu đánh giá sự mẫn cảm của một số thuốc sát trùng thông dụng (formalin, iodine, vinkon, NaOH, Sal CURB, SalTec512, Oxipro, Microdis…) đối với chủng vi rút LSD phân lập tại Việt Nam.

Nội dung chính:

1. Nghiên cứu xác định kiểu gen của các chủng vi rút LSD gây bệnh VDNC lưu hành tại Việt Nam

2. Nghiên cứu quy trình phân lập và sự nhân lên của chủng vi rút LSD gây bệnh VDNC phân lập tại Việt Nam trên tế bào dòng MDBK

3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học phân tử của các chủng vi rút gây bệnh viêm da nổi cục đang lưu hành tại Việt Nam.

4. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng vi rút gây bệnh VDNC phân lập trên trâu bò tại Việt Nam

5. Đánh giá sự mẫn cảm của một số thuốc sát trùng thông dụng đối với vi rút LSD đang lưu hành tại Việt Nam.

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Trần Thị Thanh Hà
Thư ký khoa học: TS. Trương Anh Đức
Các thành viên thực hiện chính:

1. TS. Trần Thị Thanh Hà

2. TS. Trương Anh Đức

3. TS. Đặng Vũ Hoàng

4. ThS. Nguyễn Thị Huyền

5. BSTY. Chu Thị Như

6. BSTY. Nguyễn Thế Vinh

7. ThS. Nguyễn Thúy Duyên

 

 

 

Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Viêm da nổi cục (Lumpy Skin Disease – LSD) và xây dựng giải pháp kiểm soát dịch ở trâu, bò Việt Nam.”
Cấp quản lý: Cấp Quốc gia
Thời gian thực hiện: 03/2023 đến 2/2025
Kinh phí thực hiện: 3.170 triệu đồng
Phương thức khoán chi: Khoán từng phần

+ Kinh phí khoán: 2.670 triệu đồng

+ Kinh phí không khoán: 500 triệu đồng

Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Xác định được một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm da nổi cục

+ Xây dựng các giải pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại Việt Nam

Nội dung chính:

1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, yếu tố sinh thái và xã hội liên quan đến bệnh viêm da nổi cục (Nghiên cứu hồi cứu)

2. Xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh VDNC tại một số địa phương nghiên cứu (Nghiên cứu hồi cứu và diễn tiến).

3. Nghiên cứu phương thức lây truyền và nguồn lây truyền (Nghiên cứu hồi cứu và diễn tiến)

4. Quy trình phát hiện LSDV trong một số yếu tố trung gian truyền bệnh (Nghiên cứu hồi cứu và diễn tiến)

5. Nghiên cứu nguy cơ truyền lây qua các yếu tố trung gian (Nghiên cứu hồi cứu và diễn tiến)

6. Phân tích tác động bệnh VDNC đối với kinh tế hộ chăn nuôi (Nghiên cứu hồi cứu)

7. Đề xuất các giải pháp phòng, chống hiệu quả bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại Việt Nam (Nghiên cứu hồi cứu và diễn tiến)

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Phạm Minh Hằng
Thư ký khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Anh
Các thành viên thực hiện chính:

1. TS. Phạm Minh Hằng

2. TS. Nguyễn Thị Lan Anh

3. ThS. Đỗ Thu Trang

4. ThS. Phạm Thị Thu Thúy

5. ThS. Dương Như Ngọc

6. ThS. Đỗ Thị Thu Thúy

7. TS. Ngô Chung Thủy

8. ThS. Phạm Thành Nhương

9. TS. Phạm Hồng Kỳ

10. ThS. Lê Thị Hồng Ngân

 

 

 

Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu tình hình nhiễm, bệnh lý lâm sàng bệnh do đơn bào (Plasmodium, Trichomonas) gây ra ở gà tại tỉnh Khánh Hòa.”
Cấp quản lý: Cấp Bộ
Thời gian thực hiện: 01/2023 đến 6/2024
Kinh phí thực hiện: 350,0 triệu đồng
Phương thức khoán chi: Khoán từng phần

+ Kinh phí khoán: 239,824 triệu đồng

+ Kinh phí không khoán: 110,176 triệu đồng

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng quát:

+ Xác định được tỷ lệ nhiễm, bệnh lý lâm sàng bệnh do đơn bào (Plasmodium, Trichomonas) gây ra ở gà tại tỉnh Khánh Hòa

Mục tiêu cụ thể:

+ Xác định được tỷ lệ nhiễm đơn bào đường máu (Plasmodium) và đơn bào đường tiêu hóa (Trichomonas) ở gà tại tỉnh Khánh Hòa.

+ Xác định được triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể bệnh do đơn bào đường máu (Plasmodium) và đơn bào đường tiêu hóa (Trichomonas) ở gà.

+ Xác định được 2 loài (Plasmodium, Trichomonas) gây bệnh trên gà tại tỉnh Khánh Hòa.

Nội dung chính:

1. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm bệnh do đơn bào đường máu (Plasmodium) và đơn bào đường tiêu hóa (Trichomonas) gây ra ở gà tại tỉnh Khánh Hòa.

2. Nghiên cứu bệnh lý lâm sàng bệnh do đơn bào đường máu (Plasmodium) và đơn bào đường tiêu hóa (Trichomonas) ở gà

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Văn Thoại
Thư ký khoa học: TS. Huỳnh Vũ Vỹ
Các thành viên thực hiện chính:

1. TS. Nguyễn Văn Thoại

2. TS. Nguyễn Đức Tân

3. TS.Huỳnh Vũ Vỹ

4. ThS. Lê Hứa Ngọc Lực

5. ThS. Lê Đức Quyết

 

28/04/2023